Khiếm Khuyết
Khuyết tật là một dạng khiếm khuyết có thể về nhận thức, phát triển, trí tuệ, tinh thần, thể chất, cảm giác hoặc kết hợp một số trong số này. Nó ảnh hưởng đáng kể đến các sinh hoạt hằng ngày của một người. Khuyết tật có thể là do bẩm sinh hoặc xảy ra trong suốt cuộc đời của một người.
Khiếm khuyết thể chất
Physical Disabilities
Khuyết tật về mặt thể chất là sự giới hạn bất thường một phần chức năng, sự khéo léo hoặc sức chịu đựng của cơ thể.
Có nhiều dạng khuyết tật về thể chất như khiếm khuyết về giác quan, khiếm khuyết một phần cơ thể, động kinh, rối loạn hô hấp, rối loạn giấc ngủ...

Rối loạn thần kinh vận động
Dyspraxia
Rối loạn thần kinh vận động là một chứng khó phối hợp động tác. Đây không phải là dấu hiệu yếu cơ hoặc vắn đề về nhận thức, nhưng là một vấn đề thuộc về não bộ, gây ra nhiều khó khăn trong việc phối hợp chuyển động giữa các cơ.
Trẻ mắc chứng Rối loạn thần kinh vận động rất khó khăn trong việc giữ tư thế thăng bằng

Khiếm khuyết trí tuệ
Intellectual Disability
Khiếm khuyết trí tuệ liên quan đến các vấn đề về khả năng của trí não mà ảnh hưởng đến chức năng trong hai lĩnh vực:
- Chức năng trí tuệ (như học tập, giải quyết vấn đề, nhận xét)
- Chức năng thích ứng (các hoạt động của cuộc sống hàng ngày như giao tiếp và sống độc lập)
Triệu chứng chính là khó suy nghĩ và hiểu biết. Kỹ năng sống có thể bị ảnh hưởng như khả năng khái niệm sự vật, xã hội và kỹ năng thực hành.

Chậm Ngôn ngữ
Language Delay
Chậm ngôn ngữ là sự thất bại về khả năng phát triển ngôn ngữ theo độ tuổi thông thường ở trẻ em. Chậm ngôn ngữ được thể hiện rõ ràng qua việc chậm trễ trong lời nói, trong đó sự phát triển của các khía cạnh cơ vận động trong lời nói bị trì hoãn. Giao tiếp bằng lời là một quá trình hai giai đoạn: Mã hóa và diễn đạt lời nói.
Tổn thương Não
Acquired brain injury (ABI)
Tổn thương về não được định nghĩa như là một thiệt hại cho não xảy ra sau khi sinh và không liên quan đến bệnh bẩm sinh hoặc thoái hóa. Những khiếm khuyết này có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn và gây ra tình trạng khuyết tật một phần chức năng của não hoặc những điều chỉnh không phù hợp về mặt tâm lý xã hội (Tổ chức Y tế Thế giới Geneva 1996)
Những tổn thương đó có thể là do đầu bị va đập mạnh hoặc một vật xuyên qua não như đạn bắn.Những thay đổi về thể chất, hành vi hoặc tinh thần có thể do chấn thương đầu phụ thuộc vào các vùng não bị thương.

ADHD
ADHD, attention deficit disorder
thường được gọi là Tăng động Giảm chú ý là một tình trạng đặc biệt gây ảnh hưởng đến hành vi và sự phát triển ở trẻ em. Nhiều trẻ ADHD khó có thể kiểm soát hành vi và cảm xúc của bản thân. Việc tăng động hay kém chú ý không phải là do lỗi của trẻ.
ADHD thường bắt đầu ở trẻ nhỏ và có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành.
Vẫn chưa tìm thấy nguyên nhân chính xác nào gây ra ADHD.

Ngộ độc rượu ở Thai nhi
Fertile alcohol syndrome
Những phụ nữ uống rượu trong thời gian mang thai có thể làm cho thai nhi bị rối loạn ngộ độc rượu, thường gọi là FAS (Fertile alcohol syndrome).
Những rối loạn này có thể nhẹ hoặc nặng và có thể gây ra dị tật bẩm sinh về mặt thể chất hoặc tâm thần cho trẻ.

Chậm phát triển
toàn diện
Global development delay
Thuật ngữ "chậm phát triển" hay "chậm phát triển toàn diện" được sử dụng khi trẻ mất nhiều thời gian hơn để đạt được các mốc phát triển nhất định đúng theo độ tuổi.
Bao gồm việc học đi, nói, kĩ năng di chuyển, học những điều mới, kĩ năng tương tác xã hội và cảm xúc.

Chứng Khó học
Learning difficulties
Khó khăn trong học tập là một nhóm rối loạn liên quan đến những khó khăn đáng kể trong việc tiếp thu và sử dụng kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, suy luận hoặc toán học. Những rối loạn này mang tính đặc hiệu cho từng cá nhân (sự khác nhau đáng kể đối với từng cá nhân) và được cho là do rối loạn thần kinh trung ương.

Rối loạn Xử lý
Âm thanh
Auditory Processing Disorder
Auditory Processing Disorder (APD) - Rối loạn Xử lý Âm thanh là khó khăn trong việc hiểu nghĩa của các nhóm âm thanh hình thành các từ, câu và câu chuyện. Trong khi APD ảnh hưởng đến việc diễn giải tất cả các âm thanh đi vào não, thì Rối loạn Xử lý Ngôn ngữ (LPD) liên quan đến việc xử lý ngôn ngữ. LPD có thể ảnh hưởng đến ngôn ngữ biểu cảm hoặc ngôn ngữ tiếp nhận

Bell's Palsy - Liệt dây
thần kinh VII ngoại biên
Bệnh bại liệt là tình trạng trong đó các cơ ở một bên mặt của bạn trở nên yếu hoặc tê liệt. Nó chỉ ảnh hưởng đến một bên của khuôn mặt tại một thời điểm, nó khiến cho cho các cơ trệ xuống hoặc trở nên cứng ở bên đó.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Obsessive Compulsive Disorder - O.C.D.
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là một chứng rối loạn lo âu, trong đó người mắc phải có những suy nghĩ, ý tưởng hay cảm giác không mong muốn (ám ảnh) khiến họ cảm thấy bị thúc đẩy để làm điều gì đó lặp đi lặp lại (ép buộc). Các hành vi lặp đi lặp lại, chẳng hạn như rửa tay, kiểm tra mọi thứ hoặc dọn dẹp, có thể ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động hàng ngày của một người và các tương tác xã hội.

Heller's Syndrome
Hội chứng Heller
là một rối loạn phát triển toàn diện hiếm gặp (PDD) có liên quan đến sự thoái hoá của khả năng phát triển trong ngôn ngữ, chức năng xã hội và kỹ năng vận động. Đó là một tình trạng huỷ hoại không rõ nguyên nhân.

Asperger syndrome
Hội chứng Asperger
là một rối loạn phát triển được biểu thị bởi những khó khăn đáng kể trong tương tác xã hội và giao tiếp không lời, cùng với các khuôn mẫu hành vi và sở thích bị hạn chế và lặp đi lặp lại. Là một rối loạn phổ tự kỷ nhẹ hơn (ASD), nó khác với các dạng phổ phổ kỷ khác vì ngôn ngữ và trí thông minh tương đối bình thường. Các dấu hiệu thường bắt đầu trước hai tuổi và thường kéo dài suốt đời của một người.

Bạn có thể tìm thêm những vấn đề khiếm khuyết tại đây:
https://www.disabilitysecrets.com/social_security_disability_medical_conditions.html
